Thoái hóa khớp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa tốt nhất

Thoái hóa khớp là gì, có nguy hiểm không ?

Thoái hóa khớp là hiện tượng sụn và xương dưới sụn khớp bị tổn thương gây viêm nhiễm, đau đớn cho người bệnh, thường gặp nhất là thoái hóa khớp gối, khớp háng, khớp cổ tay... Ở giai đoạn đầu của bệnh, các cơn đau biểu hiện không rõ ràng nên nhiều người thường bỏ qua hoặc chỉ dùng thuốc giảm đau để đối phó.

Tuy nhiên, theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (GV ĐH Y Dược TPHCM), đây chính là nguyên nhân khiến bệnh thoái hóa khớp tiến triển trầm trọng hơn. Theo thống kê, cứ 1.000 bệnh nhân thì có đến 65% đã ở vào giai đoạn nặng, xuất hiện nhiều biến chứng như, đau nhức xương khớp toàn thân, teo cơ, biến dạng khớp...

Nguyên nhân thoái hóa khớp điển hình

Các chuyên gia y tế đã chỉ ra nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa khớp cụ thể như sau:

● Sự lão hóa: Tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu gây ra thoái hóa xương khớp. Cùng với quá trình lão hóa của cơ thể và mất dần tính đàn hồi.

● Dị dạng bẩm sinh: Thoái hóa khớp do trật khớp háng, lồi ổ cối…. , thoái hóa khớp xảy ra khi các tế bào sụn bị suy giảm chức năng nên không thể sản sinh, tái tạo lại, những dị dạng làm thay đổi diện tích nén, hình thái bình thường của khớp, thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.

● Thoái hóa khớp do biến chứng hậu phẫu: Phẫu thuật viêm màng gân, cắt sụn, thay khớp nhân tạo… gây ra những biến đổi tương quan, hình thái của khớp.

●Thừa cân: Tình trạng béo phì khiến các khớp xương phải gánh tải trọng lớn, tăng nguy cơ thoái hóa khớp.

●Di truyền: Đối tượng có cơ địa già trước tuổi cũng dẫn đến nguy cơ thoái hóa khớp cao hơn người bình thường.

● Nội tiết: Phụ nữ đến tuổi tiền mãn kinh, người mắc bệnh tiểu đường…

Triệu chứng thoái hóa khớp thường gặp

Người bệnh có thể nhận diện tình trạng bệnh lý của mình theo từng giai đoạn dựa trên những triệu chứng sau:

● Triệu chứng thoái hóa khớp giai đoạn đầu:

- Cảm giác đau đớn xuất hiện khi vận động hoặc thay đổi tư thế.

- Cơn đau đối xứng hai bên, khu trú tại khớp thoái hóa, ít khi lan ra xung quanh.

- Người bệnh thoái hóa khớp thường nghe thấy tiếng lạo xạo, lục khục khi vận động.

- Đau thành từng đợt và tăng dần.

● Triệu chứng thoái hóa khớp giai đoạn sau:

- Xuất hiện những cơn đau nhức liên tục, không báo trước.

- Đau kèm theo triệu chứng viêm, sưng tại các khớp xương bị thoái hóa (gối, háng, bàn tay, bàn chân…).

- Thoái hóa khớp gây ra tình trạng biến dạng khớp do lệch trục khớp hoặc tràn màng hoạt dịch.

Khi có những triệu chứng của thoái hóa khớp kể trên, người bệnh nên đi khám tại các cơ sở y tế, tránh tình trạng để lâu, bệnh tiến triển nặng gây ra biến chứng khó chữa.

Thoái hóa khớp nên ăn gì và kiêng gì ?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong sự tiến triển của bệnh thoái hóa khớp khối. Nếu người bệnh nên xây dựng một thực đơn ăn uống lành mạnh để hỗ trợ quá trình chữa bệnh được hiệu quả.

 

Thực phẩm cần bổ sung

-  Các loại thịt: Thịt gà, xương ống, sụn... là nhóm thực phẩm rất tốt cho người bị thoái hóa khớp do chứa nhiều glucosamin và chondroitin giúp bảo vệ xương.

- Các loại hải sản: Cá, tôm, cua, ghẹ... chứa nhiều khoáng chất tốt cho sự phát triển xương như canxi, magie....

- Bị thoái hóa khớp nên uống nhiều sữa: Sữa chua, sữa tươi, phô mai… cung cấp canxi và các loại vitamin tăng cường độ chắc khỏe xương khớp, hạn chế thoái hóa.

- Ngũ cốc: Hạt óc chó, hạnh nhân, đậu nành... chứa các acid béo omega 3 giúp giảm đau do thoái hóa khớp.

-  Trái cây: Cam, chuối, đu đủ… chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, đẩy lùi bệnh tật.

● Thoái hóa khớp nên kiêng gì ?

- Thức ăn nhanh: Gà rán, khoai tây chiên, pizza, xúc xích,... là nhóm thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản gây hại cho khớp.

- Nội tạng động vật: Người bệnh thoái hóa khớp nên kiêng các loại nội tạng động vật như dạ dày, ruột, gan… động vật chứa hàm lượng purin và fructozo không tốt cho người mắc bệnh xương khớp.

- Chất kích thích: Rượu bia, cà phê, thuốc lá… là những tác nhân nguy hiểm gây thoái hóa khớp...

-  Đồ ngọt: Ăn quá nhiều bánh kẹo, nước ngọt… làm tăng tình trạng viêm, sưng, đau khớp.

Các cách chữa thoái hóa khớp phổ biến

● Chữa bằng Tây y

Nguyên tắc can thiệp của Tây y là làm suy giảm triệu chứng đồng thời hồi phục chức năng của khớp. Một số phương pháp chữa thoái hóa khớp bằng Tây y thông dụng như:

- Thuốc Tây: Các loại thuốc thường được chỉ định (Paracetamol, Tramadol, thuốc chống viêm không Steroid…) có tác dụng giảm đau tức thì.

- Phương pháp hỗ trợ chữa thoái hóa khớp: Nhiệt trị liệu, điện trị liệu, sóng cao tần… tác động trực tiếp vào vị trí thoái hóa, hàn gắn tổn thương xương khớp.

-  Phẫu thuật: Các phương pháp nội soi, mổ hở… được chỉ định khi dùng thuốc không còn tác dụng.

● Chữa thoái hóa khớp bằng Đông y

Ngày nay, khá nhiều người bệnh lựa chọn giải pháp bằng Đông y vì tính an toàn và không tác dụng phụ. Bệnh nhân có thể tham khảo các liệu pháp:

- Chữa bệnh thoái hóa khớp bằng thuốc nam: Sử dụng cây xấu hổ, cây đau xương… sắc thuốc uống hoặc đắp các loại thảo dược vườn nhà (gừng, lá lốt, đu đủ…) tại vị trí đau nhức giúp giảm đau, tiêu viêm hiệu quả.

- Chữa thoái hóa khớp bằng vật lý trị liệu: Xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi… là những phương pháp giúp thông kinh tán hàn, giải phóng chèn ép, rút ngắn thời gian chữa bệnh.

● Bài tập hỗ trợ chữa bệnh thoái hóa khớp tại nhà

Khi tập luyện tại nhà, người bệnh cần chú ý không nên thực hiện quá sức, kết hợp với nghỉ ngơi sẽ giúp bệnh cải thiện đáng kể. Một số động tác dành riêng cho bệnh thoái hóa khớp:

-  Tư thế con cá: Nằm ngửa trên sàn, giữ thẳng lưng. Hai chân duỗi thẳng, hai tay đặt dưới mông. Hít sâu, nâng cao ngực, ngửa cổ ra sau. Giữ yên tư thế trong 1 phút, hít thở đều.

- Tư thế rắn hổ mang: Người bệnh thoái hóa khớp nằm sấp, tay đặt ngang vai, chống lòng bàn tay xuống sàn. Hít sâu, dùng lực tay nâng phần thân trên, cổ ngửa về sau. Giữ yên tư thế trong 1 phút sau đó thả lỏng cơ thể, từ từ hạ người xuống sàn.

https://laodong.vn/

Các bài viết liên quan

VITAR JOINT HEALTH FORMULATION HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?

VitaR Joint Health Formulation sử dụng kết hợp các thành phần được nghiên cứu rộng rãi và hiệu quả nhất: glucosamine, chondroitin và MSM. Các thành phần này cung cấp giải pháp tối ưu cho sức khỏe khớp bằng cách tăng cường tái tạo sụn khớp, tăng độ linh hoạt của khớp, giúp khớp khỏe mạnh, từ đó giải quyết các vấn đề liên quan đến khớp (khô khớp, thoái... [Xem chi tiếp]

Nguyên nhân nào gây thoái hóa khớp?

Thoái hóa khớp là bệnh xương khớp phổ biến khi bước vào tuổi trung niên. Đối tượng mắc bệnh ở nữ nhiều hơn nam và ngày càng trẻ hóa lứa tuổi bị bệnh. Biểu hiện là những tổn thương trên bề mặt sụn khớp, dẫn đến đau, sưng tại vùng khớp gối, vùng xương chậu khiến người bệnh bị hạn chế vận động và cuối cùng là không thể đi lại ... [Xem chi tiếp]

Cơ thể bạn sẽ ra sao khi uống dầu cá hàng ngày?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 1/3 số ca tử vong nguyên nhân do bệnh tim mạch. Tuy nhiên, hầu hết cư dân ở Nga lại không gặp phải tình trạng này. Bí quyết của họ là một loại thực phẩm ai cùng biết - dầu cá. Dầu cá chứa các axit béo không thể thay thế như omega-3 và omega-6, giúp cho tim và mạch của chúng ta duy trì trạng thái khỏe mạnh. Vậy nếu... [Xem chi tiếp]

6 sai lầm khi ngồi làm việc của dân công sở

Dân công sở thường mắc các vấn đề về xương khớp, đau lưng, mệt mỏi do ngồi sai tư thế và không nghỉ ngơi đúng cách. Các triệu chứng cụ thể như tê chân, tê tay, đau lưng, đau cổ, vai gáy, mỏi mắt... [Xem chi tiếp]

Lợi ích của dầu cá đối với sức khỏe

Dầu cá có lợi ích to lớn trong việc cải thiện sức khỏe. Dầu cá rất giàu omega-3 là một axit béo có lợi cho tim mạch, dầu cá đã được khoa học chứng minh làm giảm mỡ máu, giảm viêm và giảm các triệu chứng của các bệnh như bệnh viêm khớp dạng thấp. [Xem chi tiếp]